Bụi mịn PM2.5 là gì
Chất lượng không khí ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và chất lượng sống của con người. Việc đánh giá chất lượng không khí hay giảm thiểu ô nhiễm không khí là điều cấp thiết phải được tiến hành. Một trong những yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng không khí là bụi mịn PM2.5.
Tuy nhiên nhiều thành phố đã đánh đổi môi trường để lấy sự phát triển kinh tế, điều này dẫn đến ô nhiễm môi trường nói chung, chất lượng không khí nói riêng đi xuống nghiêm trọng. Đại diện cho một bầu không khí nguy hại sức khoẻ chính là nồng độ bụi mịn PM2.5 – còn được gọi là “sát thủ thầm lặng”. Có lẽ từ này còn chưa lột tả hết sự nguy hiểm đối với con người của loại bụi này. Tại sao loại bụi này lại gây hại cho sức khoẻ? Bạn có thể nhớ thế này:
- PM2.5 là loại bụi siêu nhỏ nếu hít phải sẽ đi thẳng vào phổi, mạch máu và các cơ quan trong cơ thể.
- Loại bụi này rất nhỏ và rất khó nhìn được bằng mắt thường.
- Quan trọng hơn, PM2.5 này không gây bệnh ngay khi hít, nó sẽ tác dụng lâu dài hoặc cũng thể nói nó tích tụ dần trong cơ thể cho đến khi phát bệnh.
PM là gì và làm thế nào nó bay vào không khí?
PM là viết tắt của ParticulateMatter – vật chất hạt (còn gọi là Particle Pollution – ô nhiễm hạt): thuật ngữ chỉ hỗn hợp các hạt rắn và các giọt chất lỏng được tìm thấy trong không khí. Một số hạt, chẳng hạn như bụi, bụi bẩn, bồ hóng hoặc khói, đủ lớn hoặc tối để có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Những loại khác rất nhỏ, chúng chỉ có thể được phát hiện bằng kính hiển vi điện tử.
So sánh kích thước cho các hạt bụi mịn PM
PM10: các hạt có thể hít vào với đường kính thường là 10 micromet và nhỏ hơn.
PM2.5: các hạt có thể hít vào dễ dàng với đường kính thường là 2,5 micromet và nhỏ hơn.
Hãy suy nghĩ về một sợi tóc từ đầu của bạn. Tóc người trung bình có đường kính khoảng 70 micromet – làm cho nó lớn hơn 30 lần so với hạt bụi mịn lớn nhất.
Nguồn phát sinh bụi mịn PM 10, PM 2.5
Những hạt này có nhiều kích cỡ và hình dạng và có thể được tạo thành từ hàng trăm hóa chất khác nhau.
Một số được phát ra trực tiếp từ các nguồn như các trang công trình xây dựng, đường không trải nhựa, cánh đồng, ống khói hoặc lửa.
Hầu hết các hạt hình thành trong khí quyển là kết quả của các phản ứng phức tạp của các hóa chất như sulfur dioxide và nitơ oxit, là những chất gây ô nhiễm phát ra từ các nhà máy điện, khu công nghiệp và khí thải ô tô, xe máy.
Tác hại của PM là gì?
Vật chất hạt chứa chất rắn siêu nhỏ hoặc giọt chất lỏng nhỏ đến mức có thể hít vào và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một số hạt có đường kính dưới 10 micromet có thể đi sâu vào phổi của bạn và một số thậm chí có thể xâm nhập vào máu của bạn. Trong số này, các hạt có đường kính dưới 2.5 micromet, còn được gọi là các hạt mịn hoặc PM 2.5, có nguy cơ cao nhất đối với sức khỏe.
Các hạt trong phạm vi kích thước PM 2.5 có thể đi sâu vào đường hô hấp, đến phổi. Tiếp xúc với các hạt mịn có thể gây ra các ảnh hưởng sức khỏe ngắn hạn như mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, sổ mũi và khó thở. Tiếp xúc với các hạt mịn cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng phổi và làm xấu đi các tình trạng y tế như hen suyễn và bệnh tim. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy sự gia tăng phơi nhiễm PM 2.5 hàng ngày với tăng số ca nhập viện bệnh viện hô hấp và tim mạch, thăm khám tại khoa cấp cứu và tử vong.
Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc tiếp xúc lâu dài với các hạt nhỏ có thể liên quan đến việc tăng tỷ lệ viêm phế quản mãn tính, giảm chức năng phổi và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim. Những người có vấn đề về hô hấp và tim, trẻ em và người già có thể đặc biệt nhạy cảm với PM 2.5.
Chỉ số AQI PM 2.5 nói lên điều gì?
Chỉ số chất lượng không khí ngoài trời AQI Index (Air Quality Index) thường được dùng để đánh giá chất lượng không khí trong ngày cũng như đưa ra dự đoán về chất lượng không khí trong ngắn hạn, tương tự như dự báo thời tiết. Hiện nay nhiều công thức tính và thang cảnh báo, phổ biến là công thức được đưa ra bởi Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ EPA (United States Environmental Protection Agency), công thức và thang đo được dùng ở Canada, Châu Âu, Châu Á … Có thể tham khảo cách tính và thang đo cảnh báo trong bài viết này trên Wikipedia.
Các công thức này gần tương tự nhau về cách tính, chủ yếu khác nhau về khoảng thời gian lấy mẫu (24h, 8h hoặc 6h). Bạn có thể không cần quan tâm về công thức toán học nhưng một cách tổng quan, với công thức phổ biến là US AQI đưa ra bởi EPA thì bạn chỉ cần nhớ bảng sau đây:
Theo đó khi chỉ số từ AQI 100 đã có hại cho sức khoẻ, từ 150 là rất có hại, cần thiết có khẩu trang chuyên dụng và hạn chế hoạt động ngoài trời. Khi AQI tại Hà Nội đạt 160 có nghĩa nồng độ khoảng 70 microgram trong 1m3 không khí. Một người bình thường hoạt động nhẹ nhàng cần 10m3 trong 1 ngày. Một cách tương đối bạn biết được khối lượng có thể bị hít phải trong một ngày …
Đó là khía cạnh định lượng, có thể bạn chỉ cần biết chỉ số AQI > 150 là đặc biệt gây hại cho hệ hô hấp, tuần hoàn và có thể cảm nhận tác hại của nó ngay. Tuy nhiên có vài điểm cần lưu ý:
- Chỉ số AQI cập nhật luôn có độ trễ, nó phản ánh chậm hơn thực trạng không khí ở thời điểm hiện tại, có thể là chậm hơn 1-2 tiếng, hoặc chậm hơn 6 tiếng.
- Độ chính xác phụ thuộc chất lượng cảm biến. Các kiểm tra nhanh nhất dựa vào mắt thường: Khi bạn thấy chỉ số AQI cao (>150) có nghĩa trời nhiều bụi, tầm nhìn xa giảm rõ rệt. Nếu đúng như vậy có thể hiểu dữ liệu tương đối chính xác và tin tưởng.
- Chỉ số AQI hoàn toàn phụ thuộc dữ liệu tại các trạm quan trắc. Cũng có nghĩa khi xem chỉ số AQI ở nguồn nào đó bạn cần biết dữ liệu được thu thập từ đâu, vị trí các trạm cũng như tần suất cập nhật.
- Chỉ số AQI vì vậy có tính cục bộ nhưng đồng thời rất dễ thay đổi: Khi có gió hoặc mưa không khí có xu hướng sạch hơn và dịch chuyển từ vùng này sang vùng khác rất nhanh chóng.
Một trong những nguồn cung cấp thông tin chỉ số AQI tin cậy là airvisual. Tại đây bạn có thể tra cứu dữ liệu AQI tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tại thời điểm hiên tại với độ trễ khoảng 1 tiếng. Các nguồn dữ liệu được công khai và biểu đồ rất tiện dụng. Ngoài ra có ứng dụng trên Smartphone cho IOS và Android khá tiện lợi.
Khi chỉ số AQI cao và mức độ ô nhiễm cao thường hội tụ đủ các tác nhân: Không khí khô hanh, mật độ phương tiện giao thông chạy xăng dầu tăng cao, các công trình xây dựng hoạt động …
Chúng ta phải làm gì khi nồng độ bụi mịn ở mức nguy hiểm?
Khi nồng độ bụi mịn đã ở mức gây hại cho sức khoẻ, tức là chỉ số AQI lớn hơn 100, chúng ta cần phải hạn chế tiếp xúc và hít phải không khí chứa nhiều hạt bụi mịn. Khẩu trang chuyên dụng để ngăn bụi mịn, giảm thiểu các hoạt động ngoài trời là điều các chuyên gia y tế khuyến cáo. Nếu có các biểu hiện không tốt về hô hấp, sức khoẻ bạn cũng nên lưu ý đến trung tâm y tế để kiểm tra và phát hiện sớm các vấn đề sức khoẻ.
phần lớn Pm2.5 không phải từ dân sinh, giao thông bởi vì trong những ngày phong tỏa ở TP thì vẫn có luồng gió đem vào một bầu trời mờ mịt Pm2.5 từ nhiệt điện than ở các tỉnh. Hãy dùng khoa học một cách