Trong Tại sao rác,  nếu như phân (gọi là cứt thì chính xác hơn, mặc dù thành phần chính là giống nhau) cho ta biết thân chủ đang khoẻ mạng không thì rác cho ta thấy dấu hiệu bệnh lý của xã hội.
Giờ đây nhìn vào rác, bạn sẽ thấy hỗn độn những chai lọ, giầy dép, quấn áo, bông băng, chăn ga gối đệm, túi nilon … đủ cả. Hoàn toàn bình thường, xã hội vẫn khoẻ mạnh.
Hình như thế!
Rác phong phú về kích cỡ, chủng loại, màu sắc, mùi vị v.v… thế nhưng mọi vấn đề chỉ nằm ở hai chữ: Hỗn độn.
Đáng ra mọi thứ rất tốt đẹp như ăn vào và ỉa ra, nếu không có hai từ “hỗn độn”. Đã có bể phốt để chứa phân, đủ cho gia đình 4 người (trung bình) thoải mái đại tiện, lẽ ra cũng có cái “bể phốt” tương tự cho rác khi chúng được chia loại đâu ra đó. Hãy xem trong số rác của nhà ta có những thứ nào có thể cho ngay vào toilet rồi giật nước? Rồi những thứ nào có thể làm “phân” bón cho cây, rồi còn lại thì đẩy ra đường “Nhà nước lo”. Vấn đề đơn giản ai cũng có thể hiểu, vậy mà nhiều người vẫn trộn lẫn chúng với nhau, cá rằng nếu cho cứ để nguyên chúng cho vào toilet giật nước thì ngay lập tức phải gọi thợ thông cống đến phá nhà ra không thì không biết ỉa ở đâu. Hay là vơ nguyên số rác ấy đem bón cây bón hoa, không chết mới là lạ.
Đã đến lúc chúng ta – những con người phải có cách nhìn mới đối với rác, phải có trách nhiệm với rác. Khi đại tiện xong cũng nên nhìn lại cứt của mình còn biết có bệnh gì không mà điều trị sớm.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments